7P là một mô hình mở rộng của khái niệm 4P trong chiến lược marketing mix, tập trung vào 7 yếu tố cơ bản mà một doanh nghiệp cần xem xét, quyết định và tối ưu hóa để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường một cách hiệu quả.
1. Product (Sản phẩm)
Product là hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Yếu tố này tập trung vào việc hiểu rõ và tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.
Khi xem xét yếu tố Sản phẩm, gợi ý đặt ra các câu hỏi sau:
- Sản phẩm của bạn là gì?
- Sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?
- Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
- Sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu của thị trường như thế nào?
2. Price (Giá cả)
Price là số tiền mà khách hàng phải trả để sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá cả phải phù hợp với giá trị của sản phẩm, chi phí sản xuất, chiến lược định vị và thị trường…
Khi xem xét yếu tố Giá cả, gợi ý đặt ra các câu hỏi sau:
- Sản phẩm hoặc dịch vụ được bán với mức giá là bao nhiêu?
- Mức giá có phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn hay không?
- Mức giá đó so với đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu?
- Chiến lược giá như thế nào?
3. Place (Kênh phân phối)
Place liên quan đến việc làm thế nào để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm cần được có sẵn ở nơi phân phối phù hợp để mang lại doanh thu tốt, đó có thể là cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm, hoặc được cung cấp trực tuyến thông qua trang web, ứng dụng di động, hoặc các nền tảng thương mại điện tử khác.
Khi xem xét yếu tố Kênh phân phối, gợi ý đặt ra các câu hỏi sau:
- Sản phẩm của bạn sẽ được phân phối qua những kênh nào?
- Lựa chọn những địa điểm bán hàng nào?
- Làm sao để tối ưu hóa việc tiếp cận và mua sắm của khách hàng?
4. Promotion (Quảng bá)
Promotion đề cập đến các hoạt động quảng cáo và tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng để thông báo và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bao gồm: chạy quảng cáo, sử dụng các phương tiện truyền thông, các chương trình khuyến mãi…
Khi xem xét yếu tố Quảng bá, gợi ý đặt ra các câu hỏi sau:
- Mục tiêu quảng cáo là gì?
- Ai là đối tượng chính của bạn?
- Những kênh quảng cáo nào được sử dụng?
- Ngân sách quảng cáo của bạn là bao nhiêu?
5. People (Con người)
People đề cập đến những người liên quan và có ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng khi tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm những người định hình chiến lược và văn hóa của doanh nghiệp, những người làm việc trực tiếp với khách hàng và các đối tác…
Khi xem xét yếu tố Con người, gợi ý đặt ra các câu hỏi sau:
- Ai là những người tiếp xúc với khách hàng?
- Đào tạo, hỗ trợ và thúc đẩy nhân viên như thế nào?
- Có chiến lược nghiên cứu và hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình như thế nào?
6. Process (Quá trình)
Process đề cập đến quy trình và phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, bao gồm quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán,….
Khi xem xét yếu tố Quá trình, gợi ý đặt ra các câu hỏi sau:
- Quy trình kinh doanh như thế nào?
- Cách tổ chức quy trình phân phối sản phẩm ra sao?
- Làm thế nào khách hàng có thể mua được sản phẩm hoặc dịch vụ?
7. Physical evidence (Bằng chứng hữu hình)
Physical Evidence đề cập đến các yếu tố vật lý hay bằng chứng cụ thể liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Điều này bao gồm mọi thứ từ thiết kế sản phẩm, cửa hàng đến các chứng nhận chất lượng, và các yếu tố vật lý khác có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Khi xem xét yếu tố Bằng chứng hữu hình, gợi ý đặt ra các câu hỏi sau:
- Thiết kế sản phẩm và bao bì của bạn như thế nào? Nó có phản ánh giá trị thương hiệu hay không?
- Môi trường vật lý của nơi kinh doanh như thế nào?
Như vậy, bằng cách này, mô hình 7P không chỉ là một công cụ quản lý chiến lược, mà còn là một tri thức sâu sắc về cách doanh nghiệp có thể tạo ra một hệ sinh thái tiếp thị phong phú và linh hoạt, thích ứng được với sự biến động không ngừng của thị trường và mong muốn ngày càng đa dạng của khách hàng.
MAG Tồng hợp