Nắm bắt tâm lý gen Z: chìa khóa kinh doanh thành công 

chuyên mục

Tất tật về Marcom

Đăng ngày

chia sẻ bài viết

Trong thời đại ngày nay, việc nắm bắt tâm lý khách hàng không chỉ là một kỹ năng, mà nó còn là chìa khóa chiến lược quan trọng để thúc đẩy mô hình kinh doanh thành công. Bằng việc hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, lo ngại, và giá trị của khách hàng, chúng ta sẽ tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cũng như xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp được chặt chẽ và bền lâu hơn.  

Theo nghiên cứu chỉ ra, mô hình mua sắm của người tiêu dùng đang không ngừng phát triển và một trong những động lực đằng sau sự thay đổi ấy chính là sự kế tiếp, tuần hoàn của các thế hệ. Gần đây, đối tượng khách hàng tiềm năng mới đang nổi lên và đó chính là thế hệ Gen Z. Với những đặc điểm độc đáo và sự tiếp cận kỹ thuật số nhanh chóng, Gen Z đang định hình lại cách chúng ta tiếp cận và thực hiện kinh doanh. 

Vậy gen Z là gì? Xu hướng tâm lý mua sắm của gen Z ra sao và điều gì thúc đẩy quyết định mua hàng của Gen Z? Cùng MAG tìm hiểu trong bài dưới đây nhé!

1. Gen Z là gì?

Gen Z (còn gọi là thế hệ Z, Zoomers hoặc iGeneration) là thế hệ người trẻ được đặt tên dựa trên thứ tự thế hệ, tiếp theo sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha. Mặc dù không có phạm vi ngày chính xác nhưng Gen Z thường được xác định là những người sinh từ giữa những năm 1990 đến khoảng giữa những năm 2010. 

Gen Z được mô tả là thế hệ có trình độ học vấn cao hơn, căng thẳng hơn và cũng có những kỳ vọng cao hơn về bản thân mình. Đồng thời, thế hệ này có nhiều đặc điểm độc đáo do họ lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số cùng với sự phổ cập của internet và công nghệ di động. Điều này làm cho cách tiếp cận công việc, học tập, và mua sắm của gen Z thường có những khác biệt so với các thế hệ trước đó.

2. Xu hướng tâm lý của gen Z ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh 

Gen Z giờ đây không chỉ là một nhóm tuổi mà là một cộng đồng đang tạo ra làn sóng đổi mới trong thế giới kinh doanh. Thế hệ này có xu hướng thay đổi tâm lý nhanh chóng hơn nhưng xem xét lại trong những năm gần đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy những mặt tâm lý sau:

Thứ nhất là xu hướng mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử

Trước đây, người tiêu dùng không hoàn toàn tin tưởng vào mua sắm trên mạng xã hội và họ thường có cái nhìn khá tiêu cực về những hình ảnh quảng cáo trên các nền tảng số. 

Nhưng giờ đây, Gen Z đã thích ứng và bắt kịp với sự phát triển công nghệ điện tử nên họ thích tìm kiếm và mua sắm sản phẩm trên mạng xã hội hơn bất kỳ kênh nào khác. 

Tại bất cứ đâu, việc mua hàng thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến như Shopee, Lazada hay trực tiếp từ trang web của công ty cũng đều rất phổ biến. 

Trên thực tế, một cuộc khảo sát do IBM thực hiện cho thấy: “tự do lựa chọn sản phẩm”, “tính sẵn có”, “sự tiện lợi” và “giá trị sản phẩm” là những yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đối với Gen Z khi lựa chọn kênh mua sắm. Đồng thời, họ sử dụng nhiều kênh khác nhau để mua sắm (bao gồm cả mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram). 

Điều này đặt ra một cơ hội cho những người làm kinh doanh là cần phải theo kịp và thay đổi trong đó nên xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh và triển khai phễu bán hàng thông minh để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Thứ hai là ưa chuộng thanh toán số

Song hành cùng việc mua sắm trên các kênh trực tuyến, thế hệ Z có xu hướng thanh toán di động như ứng dụng ngân hàng banking và ví thanh toán điện tử. Trong một khảo sát do Thunes thực hiện ở 13 quốc gia đã và đang phát triển, dựa trên ý kiến của trên 6.500 người, độ tuổi từ 16 đến 24, gần 50% trong số họ sử dụng ví di động ở các thị trường mới nổi.  

Ngay cả các ví di động như Momo, Apple Pay và Android Pay cũng đang ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, gen Z còn ưa chuộng hình thức thanh toán mua trước – trả sau để để đảm bảo về thời gian và tài chính của mình vì đa số thế hệ này đang bước vào thời kỳ đầu của sự nghiệp.

Thứ ba là tin tưởng những bài review và ảnh hưởng bởi người nổi tiếng

So với các nhóm tuổi lớn hơn, người mua sắm Gen Z ít tin tưởng vào bài quảng cáo của các công ty hơn. Thay vào đó, họ chọn theo dõi những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội như YouTuber, Tiktoker, tức những người có lượng người theo dõi và phạm vi tiếp cận cao. Thậm chí, những người có ảnh hưởng có tác động đáng kể đến quyết định mua hàng của gen Z nhiều hơn so với đề xuất từ ​​bạn bè hoặc gia đình của họ. 

Vì vậy, có lý do tại sao các nhà bán lẻ ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển từ tiếp thị kỹ thuật số truyền thống sang tiếp thị có ảnh hưởng.

Cuối cùng là ủng hộ các thương hiệu cam kết bền vững và hòa nhập với xã hội

Thế hệ Z quan tâm rất nhiều đến hành tinh và tương lai nhân loại. Đặc biệt là những vấn đề bức thiết trong xã hội như biến đổi khi khí hậu, chăm sóc sức khỏe, phân việt chủng tộc, quyền LGBT. 

Trên hết, theo một nghiên cứu chỉ ra, 20% Gen Z cho biết cam kết của một thương hiệu về sự bền vững và hòa nhập xã hội là một trong năm yếu tố hàng đầu trong quyết định mua hàng của họ. 

Đồng thời, theo báo cáo của First Insight, 73% người tiêu dùng thế hệ Z sẵn sàng trả thêm 10% cho các sản phẩm bền vững. Họ đánh giá cao những sản phẩm được cá nhân hóa và thường bị thu hút bởi những thương hiệu có cùng quan điểm với họ về các vấn đề chính trị.

Tóm lại

Gen Z đang dần trở trở thành một trong những nhóm khách hàng quan trọng trong kinh doanh nên nếu các doanh nghiệp không tối ưu hóa kỹ thuật tiếp thị và quảng cáo cho Thế hệ Z thì sẽ chịu thiệt và nhanh thụt lùi về sau thị trường. 

MAG tổng hợp