Kể từ khi ra đời vào năm 1964, Nike đã mang trong mình sứ mệnh truyền cảm hứng cho mọi vận động viên và đảm bảo các sản phẩm của mình giúp họ phát huy tối đa tiềm năng.
Trong suốt thập niên 1970, những đôi giày thể thao Nike đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt khi phong trào chạy bộ bắt đầu rộ lên ở Mỹ, biến Nike thành biểu tượng của sự đổi mới và hiệu suất trong làng thể thao.
Xem thêm các chiến dịch hay khác tại đây:
- Think Different – Chiến dịch đưa Apple vực dậy trong bóng đêm
- Share The Load – Hành trình truyền cảm hứng của Ariel
Tuy nhiên, thành công này không kéo dài mãi. Đến thập niên 1980, phong trào chạy bộ bắt đầu suy giảm, và Nike phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn khác như Adidas và Reebok. Đứng trước thách thức này, Nike nhận ra rằng họ cần một hướng đi mới mẻ để tiếp tục phát triển và duy trì vị thế của mình.
Chính vào thời điểm đó, khẩu hiệu mang tính biểu tượng “Just Do It” ra đời vào năm 1988. Không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu, “Just Do It” đã trở thành một triết lý sống, truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới vượt qua giới hạn bản thân và đạt được những thành tựu không tưởng. Chiến dịch này không chỉ cứu vãn Nike khỏi thời kỳ khó khăn mà còn đưa thương hiệu lên tầm cao mới, khẳng định vị thế của mình như một người dẫn đầu trong ngành công nghiệp thể thao toàn cầu.
Chiến dịch “Just do it” được tạo bởi công ty quảng cáo Wieden + Kenned với ý tưởng là phát sóng truyền hình nhiều video quảng cáo về chạy bộ, đi bộ, luyện tập chéo, bóng rổ và phát triển bộ môn thể dục nữ. Mục đích duy nhất của chiến dịch là nhằm thúc đẩy và truyền cảm hứng cho mọi người bắt tay hành động, theo đuổi mục tiêu cá nhân của họ mà không ngại vượt lên khó khăn.
Tuy nhiên, theo ông Dan Wieden – chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo, các clip có nội dung rất khác biệt và mỗi người xem lại có một cảm nhận riêng. Vì vậy, sẽ là thiếu liên kết với nhau, nếu không đưa ra một thông điệp cụ thể. Và slogan “Just do it” của Nike chính là ứng cử viên hoàn hảo cho việc đó.
Năm 1988, chiến dịch chính thức được khởi xướng bằng một video đầy thú vị. Mở đầu video là hình ảnh một người đàn ông 80 tuổi, ông Walt Stack, đang miệt mài chạy bộ qua cầu Golden Gate. Người lồng tiếng trong quảng cáo đã nói rằng ông chạy qua cầu 17 dặm mỗi ngày. Dù mưa hay nắng. Dù gió hay mưa đá. Ông vẫn cứ làm vậy và kết thúc video bằng thông điệp “Just do it”.
Ngay lập tức, video này đã mang được tiếng vang lớn cho Nike và làm cho chiến dịch “Just Do It” của thương hiệu này rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội. Nike cũng tận dụng sự lan tỏa của chiến dịch để khuyến khích mọi người sử dụng hashtag #justdoit, cùng nhau chia sẻ câu chuyện và trải nghiệm của cá nhân họ. Đặc biệt là truyền tải thông điệp đến người trẻ thực hiện đam mê của mình, tích cực sống khỏe về tinh thần và chú trọng hơn về rèn luyện thể chất.
Sau đó, chiến dịch tiếp tục tung ra nhiều video quảng cáo có sự góp mặt của nhiều vận động viên và người nổi tiếng, bao gồm cả Michael Jordan, Bo Jackson và Serena Williams. Các video quảng cáo này có sức hút lớn với hình ảnh mạnh mẽ và âm nhạc hào hứng để truyền tải thông điệp “Just do it”. Nhưng có chung 1 điểm là không tập trung nhiều vào quảng cáo sản phẩm mà tập trung truyền tải thông điệp.
Không phụ lòng Nike, chiến dịch được hưởng ứng một cách mạnh mẽ. Và khẩu hiệu “Just do it” đã thành công đến mức nó xuất hiện trong rất nhiều bình luận, thậm chí còn được đưa vào nhiều meme trong những năm qua với nhiều sắc thái.
Nổi tiếng nhất có lẽ là Shia Labeouf just do it meme, xuất phát từ video anh Shia Labeouf hét lên “Just Do It”. Đặc biệt, Tổ chức Người mù Hoa Kỳ đã trao cho Nike Giải thưởng Truy cập năm 1995 vì đã tạo và phân phối áp phích ‘Just Do It’ bằng chữ nổi.”
Thấy được sự thành công ấy, nhiều công ty cũng nhanh chóng sáng tạo nên một khẩu hiệu đặc biệt nhưng rất ít công ty có thể tạo ra tác động tương tự.
Chiến dịch “Just Do It” đã góp phần vào thành công tài chính của Nike, giúp cho thương hiệu này tăng giá trị thương hiệu, tăng thị phần và tăng doanh số bán hàng rất nhiều. Doanh số của hãng đạt mức 800 triệu USD năm 1988. Thậm chí, sau chiến dịch này, danh tiếng của Nike đã vượt ra khỏi nước Mỹ. Câu slogan đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau.
Chiến dịch thành công đến nỗi Nike đã tiếp tục sử dụng khẩu hiệu này trong hơn ba thập kỷ.
Thành lập năm 1964 bởi Phil Knight và Bill Bowerman, Nike giờ đây đã được định giá 29,6 tỉ USD và trở thành thương hiệu giá trị nhất trong ngành kinh doanh thể thao. Thương hiệu này đã có nhiều chiến dịch tiếp thị thành công, làm cho doanh thu của hãng tăng trưởng mạnh trên thị trường.
MAG tổng hợp