Suy nghiệm tổng bằng không là gì và cách ứng dụng nó trong kinh doanh

chuyên mục

Tất tật về Marcom

Đăng ngày

chia sẻ bài viết

Tổng bằng không là một tình huống trong lí thuyết trò chơi, trong đó những gì một người kiếm được tương đương với những gì người khác mất đi, do đó thay đổi ròng về tài sản hoặc lợi ích là bằng không. Một trò chơi có tổng bằng không có thể có ít nhất hai người chơi hoặc hàng triệu người tham gia.

Thiên kiến này có thể dẫn đến việc mọi người ra sức cạnh tranh để được hưởng lợi từ một nguồn tài nguyên mà họ cho rằng đang bị hạn chế, trong khi thực tế hoàn toàn ngược lại.

Tất nhiên, cuộc sống vẫn tồn tại những tình huống zero-sum — khi cái được của một người trực tiếp cân bằng với cái mất của một hoặc nhiều người khác. Vấn đề ở đây là thiên kiến này khiến chúng ta có xu hướng nhìn nhận, đánh giá, và diễn giải các tình huống khác nhau theo lý thuyết tổng bằng không, trong khi bản chất thực tế của tình huống không phải như vậy. Hãy cùng MAG tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm các kiến thức hay dưới đây:

  1. Hiểu đúng CSR và PR tránh nhầm lẫn và tối ưu hiệu quả
  2. Brand Personality: Câu chuyện và giá trị thương hiệu

Định nghĩa

Suy nghiệm tổng bằng không trong tiếng Anh là Zero-Sum heuristic hay Zero-sum thinking. Tên của suy nghiệm có tổng bằng không bắt nguồn từ tổng bằng không từ lí thuyết trò chơi. Nội dung cơ bản của trò chơi có tổng bằng không như sau:

Trò chơi có tổng bằng không là một tình huống trong lí thuyết trò chơi mà trong đó, những gì mà một người thắng được bằng đúng tổng thua lỗ của những người chơi khác. Nói cách khác, không thể xảy ra trường hợp hai người cùng thắng (được) hoặc cùng thua (mất).

Suy nghiệm tổng bằng không cho rằng con người luôn có xu hướng nghĩ rằng mọi thứ đều có đánh đổi, được thứ này mất thứ kia, nói cách khác khi cộng cái được và cái mất của một quyết định thì ta sẽ được tổng bằng không.

Một số ví dụ về trò chơi có tổng bằng không:

Trong chứng khoán, Khi nhiều nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu sẽ tăng, họ sẽ mua vào, đẩy giá lên cao. Tuy nhiên, khi giá đã tăng cao, những nhà đầu tư khác sẽ thấy giá đã quá cao và không còn hấp dẫn, họ sẽ bán ra, đẩy giá xuống.

Chẳng hạn như suy nghiệm nếu sản phẩm ngon, bổ thì chắc chắn nó không rẻ; nếu ngon, rẻ thì chắc sẽ không bổ, còn nếu bổ, rẻ thì chúng lại không ngon. Được cái này mất cái kia!

Phong cách mới nổi: Khi một phong cách thời trang mới xuất hiện và được nhiều người ưa chuộng, các nhà thiết kế sẽ đẩy giá lên cao. Tuy nhiên, khi phong cách đó trở nên phổ biến và được sản xuất đại trà, nó sẽ mất đi sự độc đáo và hấp dẫn, giá sẽ giảm xuống.

Trường hợp đặc biệt

Cần lưu ý rằng, vẫn có trường hợp một quyết định không có tổng bằng không, ví dụ như vẫn có sản phẩm thực sự ngon, bổ, rẻ hay vừa chắc răng, vừa thơm miệng, nhưng người tiêu dùng vẫn không thể tin vào điều này.

Đối với những trường hợp người dùng khăng khăng quyết định đó có tổng bằng không, trong khi thực ra nó khác không, được gọi là thiên kiến tổng bằng không (Zero-sum bias).

Ứng dụng trong kinh doanh

Những sản phẩm tập trung vào một đặc tính duy nhất sẽ được đánh giá cao hơn về đặc tính đó, do đó một doanh nghiệp cần tìm ra đặc tính nổi trội nhất trong những ưu điểm của sản phẩm rồi tập trung truyền tải thông tin về đặc tính này.

Phân bổ ngân sách: khi tăng chi tiêu cho một lĩnh vực, chúng ta sẽ phải giảm chi tiêu cho lĩnh vực khác. Ví dụ, nếu bạn muốn đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, bạn có thể phải giảm chi tiêu cho giải trí hoặc du lịch.

Mối quan hệ: Hiệu ứng này giúp chúng ta hiểu rằng khi muốn dành nhiều thời gian cho một mối quan hệ, chúng ta sẽ phải giảm thời gian dành cho các mối quan hệ khác. Bạn đâu thể có hai người yêu cùng một lúc cơ chứ, trừ khi bạn phải quản lý thời gian của mình siêu siêu đỉnh.

Nguồn: MAG tổng hợp