3 chỉ số PR phổ biến đang dùng sai cách

chuyên mục

Tất tật về Marcom

Đăng ngày

chia sẻ bài viết

Khi bỏ qua bối cảnh, bạn rất dễ rơi vào cái bẫy của việc đo lường sai lầm, từ đó làm giảm độ chính xác và hiệu quả của những nỗ lực của mình. Hãy cùng MAG xem xét 3 tình huống dưới đây về các chỉ số PR bị sử dụng sai cách nhé.

Số lượt đề cập – Total Mentions

Số lần được đề cập thường là một trong những chỉ số PR phổ biến nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn hiểu rõ nó đóng góp thế nào vào mục tiêu truyền thông của mình. Nếu chỉ khoe những con số lớn trong báo cáo để khiến doanh nghiệp trở nên giá trị hơn trong mắt các cổ đông, thì xin thưa với bạn điều đó chẳng mang lại bất kì giá trị thực sự nào cho chiến dịch nếu không đạt được kết quả mong muốn.

Ví dụ, bạn muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu. Khi dùng số lần đề cập để đánh giá tiến độ, hãy nhớ rằng không có gì khẳng định rằng 60 bài đăng là con số khá tệ tệ, còn 61 lại là con số “thần kì”. Tùy vào mục tiêu, đôi khi 10 bài viết từ các nhà báo phù hợp còn giá trị hơn cả trăm bài viết được viết bởi các trang báo vô danh.

Điều quan trọng là phải hướng đến sự phù hợp và hiệu quả. Số lần nhắc đến tăng lên có thể cho thấy bạn đang làm đúng hướng. Nhưng nếu không đào sâu vào chủ đề, thông điệp hay vấn đề cụ thể, bạn sẽ không thể chắc chắn về hiệu quả thực sự mà chiến dịch PR của mình đem lại.

Số lượng tương tác trên mạng xã hội – Engagement

Số liệu tương tác trên mạng xã hội, giống như số lần thương hiệu được đề cập, nên được dùng để tìm hiểu thị trường hoặc khai thác thông tin xã hội. Một dòng tweet hài hước có thể lan tỏa với 30.000 lượt chia sẻ, nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi nằm trong chiến lược PR và mang thông điệp bạn muốn nhắm đến khách hàng tiềm năng.

Thay vì chỉ đếm, hãy trả lời những câu hỏi sau
  • Khán giả thích gì ở nội dung của bạn? Họ bị cuốn theo ảnh, video hay những bài viết có tính phân tích chuyên môn cao?
  • Lượt thích so với bình luận thế nào? Họ có thực sự muốn trò chuyện hay chỉ lướt qua?
  • Họ nhắc đến tôi ở đâu nhiều nhất – Twitter hay LinkedIn? Kênh nào là nơi họ thoải mái bày tỏ?
  • Bài đăng hot nhất của tôi nói lên điều gì? Nó có phản ánh đúng hình ảnh tôi mong muốn không?
  • Bao nhiêu người chủ động liên hệ với thương hiệu? Tôi có đang khơi gợi sự chú ý không?
Đi sâu hơn với những câu hỏi chạm đến cảm xúc người dùng
  • Họ quan tâm vấn đề gì nhất khi nhắc đến tôi? Điều gì khiến họ sôi nổi?
  • Có bao nhiêu người nhắc đến tôi trong góc khuất, như bình luận hay bài đăng khác? Họ nói gì khi tôi không thấy?
  • Cảm xúc của họ ra sao? Vui vẻ, khó chịu hay chỉ là thoáng qua?
  • Ai là những người nói về tôi nhiều nhất? Họ bị cuốn bởi chủ đề gì?

Đừng chỉ đắm mình trong những con số likes, shares hay retweets. Hãy lắng nghe, cảm nhận những gì khán giả đang nói về bạn – đó mới chính là yếu tố quyết định xem chiến dịch của bạn có thành công hay không đấy!

Số lần hiển thị – Impressions

Số lần hiển thị (impressions) thường mang tiếng xấu vì nhiều người xem nó như kết quả cuối cùng. Không chỉ trong ngành PR mà cả marketing cũng vậy. Điều này đôi khi khiến bạn tự hỏi: Liệu những con số đẹp đẽ kia có thực sự kể câu chuyện mà thương hiệu muốn truyền tải một cách trọn vẹn hay không?

Hãy nghĩ đến influencer marketing chẳng hạn. Một người ảnh hưởng quảng bá thương hiệu của bạn trên mạng xã hội có thể mang về hàng tá impressions.  Nếu mục tiêu chỉ là tăng nhận diện thương hiệu, thì impressions đúng là một người bạn tốt. Nhưng nếu bạn mơ mộng về doanh số bùng nổ, một triệu lượt hiển thị sẽ chỉ khiến bạn thất vọng nếu doanh số số bán hàng không tăng trưởng song song với số lượt hiển thị đâu nhé!

Doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào lượt truy cập web mà hãy để ý đến những con số sau:
  • Mức độ tương tác xã hội quanh bài nhắc đến đó – mọi người có xôn xao không?
  • Vị trí của nội dung – nó nổi bật hay chìm nghỉm trong bài?
  • Tần suất từ khóa xuất hiện – thông điệp của bạn có được nhấn mạnh không?
  • Bối cảnh và nhiều yếu tố khác nữa.

Nói ngắn gọn, MAG có thể cho bạn một con số đầy hy vọng về lượng người có thể đã thấy thông điệp. Nhưng đừng mong chúng tôi là phù thủy – chúng tôi không thể chắc chắn họ đã đọc và khắc sâu nó vào lòng.

Cho dù bạn chứng minh được cả triệu người đã thấy câu chuyện của mình trên một trang web, bạn vẫn không thể biết chắc nó có chạm đến trái tim họ không. Những con số kia chỉ khiến bạn mơ màng về tiềm năng, chứ không nói lên về mức độ thành công của một chiến dịch.

Số lần hiển thị cao hơn đúng là tăng cơ hội để thông điệp của bạn được nhìn thấy. Nhưng hãy xem nó như một tia sáng le lói – một dấu hiệu của khả năng, chứ không phải đích đến. Điều thực sự khiến một chiến dịch PR thành công chính là là kết quả cuối cùng từ triệu lượt hiển thị ấy!

Lời kết

Những con số trong báo cáo PR của bạn không chỉ là những con số viển vông. Chúng là những chỉ số quý giá như số lần nhắc đến, tương tác, và impressions – những “ngôi sao” không thể thay thế. 

Để giữ thương hiệu tiếp tục phát triển, hãy ghi nhớ những điều quan trọng sau

  • Số lần nhắc đến chỉ đáng giá khi bạn hiểu nó giúp ích thế nào cho mục tiêu PR. Đừng để những con số làm bạn mù quáng – hãy tìm ý nghĩa thực sự đằng sau chúng!
  • Không phải mọi tương tác trên mạng xã hội đều đáng để bạn tự hào. Đừng chỉ đếm lượt thích hay chia sẻ, hãy lắng nghe câu chuyện sâu sắc mà chúng kể để cảm nhận rõ hơn.
  • Đừng nhầm lẫn số lượt hiển thị với số người thực sự bị lay động bởi thông điệp của bạn. Một triệu impressions có thể khiến bạn hy vọng, nhưng điều gì mới thực sự khiến khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Hãy để những chỉ số này trở thành người bạn đồng hành, không phải kẻ dẫn đường mù mờ. Chính cảm xúc và ý nghĩa đằng sau chúng mới là ngọn lửa thắp sáng con đường của bạn!

MAG tổng hợp từ Determ

Tin bài liên quan: