Key message & Big idea: Bí quyết chinh phục khách hàng

chuyên mục

Tất tật về Marcom

Đăng ngày

chia sẻ bài viết

Key message và Big idea là hai khái niệm quan trọng trong marketing và truyền thông, thường xuyên được sử dụng song song và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này cũng có những điểm khác biệt rõ ràng. Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm trên, theo dõi bài viết dưới đây của MAG nhé!
  1. Định nghĩa
  • Key message: Là thông điệp cốt lõi, ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến đối tượng mục tiêu xuyên suốt chiến dịch. Key message cần đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, thuyết phục và độc đáo để thu hút sự chú ý và ghi nhớ của khách hàng. Key message thường được lặp lại và tập trung trong chiến lược truyền thông để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và nhận diện thương hiệu tốt hơn.
  • Big idea: Là ý tưởng độc đáo, chủ đạo cho toàn bộ chiến dịch marketing, định hướng cho mọi hoạt động marketing, giúp thể hiện thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải một cách ấn tượng. Ý tưởng lớn thường không chỉ đơn thuần là một tuyên bố, mà là một cách tiếp cận sáng tạo hoặc một câu chuyện có sức thu hút.

Big idea khởi nguồn từ Insight khách hàng. Từ đó, nó liên kết với các mục tiêu mà chiến dịch đã đặt ra, nhằm đảm bảo mức độ tác động cũng như độ liên quan tới hình ảnh nhãn hàng ở mức tối đa.

VD: Chiến dịch “Đi để trở về của Biti’s Hunter”

Insight: Người trẻ luôn muốn đi và trải nghiệm nhiều

– Big Idea: Đi thật xa để khám phá, để trải nghiệm, để trưởng thành và để trân trọng hành trình trở về hơn.

– Key message: “Đi để trở về”

  1. Bí quyết tạo ra Big Idea và Key Message hay

2.1. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu:

  • Xác định rõ đối tượng bạn muốn hướng đến, bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu, hành vi, v.v.
  • Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ xu hướng, thị hiếu và tâm lý của khách hàng tiềm năng.

2.2. Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu:

  • Xác định những điểm độc đáo, khác biệt và tạo nên lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.
  • Phát triển thông điệp thương hiệu thể hiện rõ giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo thông điệp thương hiệu nhất quán trong mọi hoạt động marketing và truyền thông.

2.3. Sáng tạo Big Idea đột phá:

  • Sử dụng các kỹ thuật sáng tạo như brainstorming, mind mapping, v.v. để khơi nguồn ý tưởng mới.
  • Tìm kiếm cảm hứng từ các nguồn khác nhau như cuộc sống, nghệ thuật, văn hóa, v.v.
  • Luôn đặt mình vào vị trí khách hàng để đánh giá tính hiệu quả của Big Idea.

2.4. Tạo Key Message ngắn gọn, súc tích:

  • Key Message cần truyền tải thông điệp cốt lõi một cách ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ.
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu.

2.5. Kết hợp hài hòa Big Idea và Key Message:

Đảm bảo tính nhất quán trong việc sử dụng Big Idea và Key Message trên tất cả các kênh truyền thông.

2.6. Sử dụng storytelling:

  • Kể câu chuyện về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ hoặc khách hàng để thu hút sự chú ý và tạo kết nối cảm xúc với khách hàng.
  • Sử dụng ngôn ngữ sinh động, hình ảnh và video để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
  • Gợi lên cảm xúc tích cực như niềm vui, sự hứng khởi, sự tin tưởng, v.v.

Key message và big idea là hai công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp hiệu quả và đạt được mục tiêu marketing. Nắm rõ bản chất và sự khác biệt giữa hai khái niệm này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing phù hợp, thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

MAG Tổng hợp