Solo Stove, thuộc sở hữu của công ty mẹ Solo Brands, chuyên sản xuất các sản phẩm không khói như lò nướng pizza và các thiết bị ngoài trời khác. Để thực hiện chiến dịch tiếp thị nhằm nâng cao nhận thức thương hiệu đầu tiên của mình trên toàn quốc của thương hiệu, họ đã hợp tác với The Martin Agency
Công ty này đã đề xuất một loạt các ý tưởng cho chiến dịch và khi John Merris, giám đốc điều hành lúc bấy giờ của Solo Stove, nhìn thấy bức ảnh của Snoop Dogg trong ảnh, ông nghĩ rằng nam ca sĩ nhạc rap 52 tuổi này sẽ là gương mặt hoàn hảo cho chiến dịch. Cùng MAG tìm hiểu lí do cho sự kết hợp có 102 này và làm cách nào họ lại thành công như thế trong bài viết dưới đây nhé!
Chiến dịch quảng bá bếp lửa không khói
Ngày 16/11 vừa qua Snoop Dogg khiến cộng đồng ngỡ ngàng khi đăng một dòng trạng thái đầy cảm xúc trên Twitter kèm tuyên bố khó tin “Sau khi cân nhắc và nói chuyện với gia đình. Tôi quyết định sẽ từ bỏ khói thuốc” – “I’m giving up smoke”. Thông báo của Snoop Dogg nhanh chóng khiến cộng đồng mạng ngỡ ngàng bởi từ trước đến nay nam Rapper vốn là người nghiện hút thuốc, thường xuyên xuất hiện với hình nhả khói khắp mọi nơi từ đường phố, thảm đỏ cho tới tận nhà trắng.
Ngay sau đó, công chúng mới ngỡ ngàng khi nhận ra rằng thông báo của Snoop Dogg nằm trong chiến dịch quảng bá sản phẩm bếp lửa không khói của Solo Stove. Và dĩ nhiên nam rapper không hề từ bỏ việc hút thuốc mà chỉ là từ bỏ “smoke” – “khói” nhờ sản phẩm của Solo Stove.
Sử dụng hình ảnh đối lập
Chiến dịch marketing của Solo Stove sử dụng hình ảnh đối lập gây ấn tượng mạnh. Họ hợp tác với Snoop Dogg, một nghệ sĩ nổi tiếng với hình ảnh gắn liền với khói thuốc, để quảng bá sản phẩm bếp không khói. Sự tương phản này, được thể hiện qua khẩu hiệu “I give up smoke” (Tôi từ bỏ khói), tạo ra sự chú ý lớn trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, chiến dịch khéo léo làm rõ Snoop Dogg chỉ từ bỏ khói từ bếp, chứ không phải thuốc lá, đồng thời vẫn nhấn mạnh tác hại của khói thuốc. Sự kết hợp giữa hình ảnh đối lập, thông điệp rõ ràng và thời điểm ra mắt chiến dịch (mùa Giáng sinh, nhu cầu sử dụng bếp lửa tăng cao) đã giúp Solo Stove nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Lối tư duy đột phá
Các thương hiệu có thể không cần tuân theo quy tắc truyền thống trong việc lựa chọn người có ảnh hưởng (influencer) dựa trên sự tương đồng với hình ảnh thương hiệu hay phong cách sản phẩm. Thay vào đó, họ có thể áp dụng những chiến lược sáng tạo và đột phá hơn, như trường hợp của Solo Stove. Bằng cách khai thác sự tương phản và khác biệt giữa influencer và sản phẩm, các thương hiệu có thể tạo ra những chiến dịch độc đáo và gây ấn tượng mạnh.
Phương pháp này không chỉ làm nổi bật thông điệp của chiến dịch mà còn nhấn mạnh được đặc điểm bán hàng độc đáo (USP) của sản phẩm, từ đó tạo ra tác động mạnh mẽ hơn đối với khán giả mục tiêu.
Kết quả chiến dịch
Bài đăng ban đầu đã nhận được 5.629 đề cập truyền thông trên 68 quốc gia. Video ra mắt được phát hành bốn ngày sau đó, thu hút thêm 4.317 lượt đưa tin, khi các thương hiệu và cá nhân đồng loạt biến bài đăng thông báo thành meme một cách hài hước để thể hiện sự ủng hộ. Cổ phiếu của các công ty cần sa lao dốc, trong khi lượng người theo dõi trên mạng xã hội của Snoop Dogg và Solo tăng vọt. Solo Stove đã góp phần tăng tỷ lệ tương tác trung bình của Snoop lên 7.527%, và các bài đăng mạng xã hội liên quan đến chiến dịch của Solo Stove nhận được mức tương tác cao hơn 49.775% so với trung bình.
Tổng thể, chiến dịch đã thu hút 31 triệu lượt tương tác, 19,5 tỷ lượt hiển thị và tạo ra giá trị truyền thông lên đến 100 triệu đô la, vượt xa khả năng chi tiêu của thương hiệu. Tuy nhiên, chiến dịch không chỉ thành công vang dội trong việc nâng cao nhận thức về thương hiệu, mà còn tác động đến toàn bộ phễu marketing. Solo Stove ghi nhận mức tăng 500% trong tìm kiếm hữu cơ, tăng 70% doanh thu, tăng 20% giá trị đơn hàng trung bình và giảm 22% chi phí thu hút khách hàng mới.
Huy Hoàng tổng hợp