Starbucks và sự thật những cái tên bị viết sai

chuyên mục

Chuyện thương hiệu

Đăng ngày

chia sẻ bài viết

Bạn có biết, trung bình mỗi ngày nhân viên của Starbucks phải viết khoảng 500 cái tên lên những chiếc cốc để gọi họ và để tránh nhầm lẫn đồ uống với những khách hàng khác không?

Không chỉ thế ở bất cứ Starbucks nào cũng đều rất ồn, làm cho việc nghe rõ được những cái tên cũng là điều khó khăn và không thể tránh khỏi sai sót. Chưa kể, không ít khách hàng cũng có những cái tên không phổ biến, khiến rủi ro bị viết sai rất cao.

Rất chính đáng phải không. Nhưng nếu chỉ sai 1 vài cái tên phức tạp thì không sao, nhưng đây nhân viên của Starbucks lại viết sai tất cả tên những khách hàng đặt đồ uống tại cửa hàng của họ. Chắc chắn đây là một âm mưu. Vậy âm mưu đó là gì?

Ban đầu, khách hàng tưởng rằng những nhân viên Starbucks thực sự không thể đánh vần được tên của họ và sai những chỗ nhỏ nhặt. Nhưng thực tế là, họ đã viết sai cả những cái tên cực kỳ phổ biến khác. 

Ví dụ: Emily thành Emilee, Brian thành Bryan, Allison thành Alyson hoặc Zach thành Zak.

Nhiều người cho rằng nhân viên Starbucks đang trêu chọc khách hàng hoặc cố tình làm khách hàng vui vẻ, nhưng sau tất cả, đó là một phần trong chiến lược tiếp thị của Starbucks.

Đơn giản là, Starbucks nhắm vào 2 điểm yếu tâm lý và hành vi của người tiêu dùng:

Thứ 1: Bạn biết đấy, nếu bạn nhìn thấy ai đó viết sai chính tả thì bạn có thấy ngứa mắt không. Rất nhiều người có thói quen này, đến mức người ta gọi nó là “Hội chứng quá để tâm đến lỗi ngữ pháp” (Grammar Pedantry Syndrome – GPS) là một dạng của chứng “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế” (Obsessive compilsive disorder – OCD).

Thứ 2: Viết sai cái gì chứ bị viết sai tên của chính mình thì lúc này không còn chỉ là ngứa mắt nữa đâu, mà lúc này ngứa cả tay luôn, khiến người ta phải đăng ngay lên mạng và bóc phốt về điều đó chứ.

Và Starbucks chỉ chờ mỗi điều đó thôi. Cứ tưởng tượng, điều có thể làm cho bạn cười, có thể làm bạn tức giận, nhưng khi bạn tức giận thì những người xung quanh vẫn cười vì điều đó phải không. Vậy là cuối cùng, cách làm thông minh này của Starbucks vừa mang tiếng cười đến cho mọi người lại lan tỏa được chính thương hiệu của mình.

Starbucks chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận điều này, nhưng họ cũng không làm gì để ngăn cản việc viết sai tên được diễn ra trên diện rộng như vậy cả, và nhờ đó mà Starbucks đã thắng lớn trên khắp các MXH. #Starbucksnamefail là một hashtag phổ biến trên cả Twitter và Instagram, thậm chí còn có cả các trang Tumblr dành riêng cho chủ đề này. 

Năm 2017, Brandwatch đã quyết định vào cuộc, để xem Starbucks đã được quảng cáo miễn phí như thế nào từ việc viết sai tên.

Dữ liệu Twitter ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trong khoảng thời gian từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7/2017 cho thấy, có đến 2.814 lượt đề cập đến Starbucks có liên quan đến cách viết tên. Mà việc này bắt đầu từ tháng 3/2012, như vậy theo ước tính, con số này có thể lên tới 75.000 lượt đề cập, chú ý, con số này chưa tính đến số lượt tweet lại.

Như vậy thì khó mà tưởng tượng được cụ thể là đã có bao nhiêu người dùng mạng xã hội nhìn thấy dòng tweet #Starbucksnamefail và chia sẻ câu chuyện đó.

Brandwatch kết luận: “Nếu đây hoàn toàn là một kế hoạch của Starbucks để có được quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội thì đó thực sự là một kế hoạch quá tốt”.

Chưa kể, việc viết sai tên thậm chí còn xảy ra với những người nổi tiếng. Ví dụ: tên ngôi sao bóng rổ Dwyane Wade trở thành “Duane”, tên ca sĩ Rita Oro bị gọi là “Reita”, hay tên nữ diễn viên Isla Fisher được cải biến thành “Aila”.

Cuối cùng, người ta còn lập ra một trang web giải trí để tìm tên Starbucks của mình: https://whatsmystarbucksname.com với những hình ảnh được tổng hợp từ thực tế và thử điền tên mình vào đó đi, chắc chắn bạn sẽ phải bật cười.

(MAG Tổng hợp)

Tin bài liên quan: