Sự thất bại đau lòng của Google Glass

chuyên mục

Khủng hoảng truyền thông

Đăng ngày

chia sẻ bài viết

Trong bối cảnh của sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trên toàn cầu, nhiều sản phẩm công nghệ thông minh ra đời như là một bước tiến đột phá cho nhân loại. Nếu như Facebook kết hợp với Rayban ra mắt kính thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo hay Apple có dòng kinh thông minh Vision Pro mở bán vào cuối năm 2023 thì nỗi đau lòng của Google về sản phẩm Google Glass từ 10 năm trước càng không thể nguôi ngoai.

Google Glass, được giới thiệu lần đầu vào năm 2014, là một sản phẩm kính thông minh độc đáo có khả năng kích hoạt bằng giọng nói. Với khả năng hiển thị thông tin trực tiếp trước mắt người dùng, thiết bị này không chỉ cho phép quay video, chụp ảnh, xem bản đồ mà còn thực hiện nhiều thao tác khác mà không cần sự can thiệp của tay. Nhờ vậy mà nó được tạp chí Times gọi là một trong những “Phát minh xuất sắc nhất của năm” hay CEO của hãng digital Deep Focus nhận định “là một bước nhảy vọt”. Nhưng 2 năm sau đó, Google Glass đã biến mất trên thị trường một cách lặng lẽ. 

Nguyên nhân đầu tiên là sự thất vọng về công nghệ:

Trong thời điểm đó, Google Glass đã liên tục chiếm vị trí hàng đầu trên các tờ báo công nghệ hàng đầu trên toàn cầu và trở thành tâm điểm của các tạp chí và sự kiện thời trang. Google tập trung vào việc tạo ra sự kỳ vọng và hứa hẹn cho người dùng, nhưng cuối cùng họ nhận ra rằng sản phẩm này gặp phải nhiều vấn đề và rắc rối. Mặc dù được kỳ vọng sẽ thay đổi cả thế giới công nghệ, Google Glass lại không đạt được những thành tựu mà Google và cộng đồng công nghệ mong đợi. Từ giai đoạn thử nghiệm cho đến khi ra mắt chính thức, Google không cải thiện tính năng của sản phẩm này một cách hiệu quả nên nhanh chóng thất bại.

Nguyên nhân thứ hai là sự thất vọng về giá trị của Google Glass là quá cao khi chức năng cảu nó chỉ như chiếc điện thoại.

Người dùng phải trả 1.500 USD để sở hữu một cặp kính Google Glass chỉ có thể chạy một số ứng dụng cơ bản và cung cấp dịch vụ định vị GPS khá nhàm chán. Các tính năng của Google Glass đã được tích hợp sẵn trên điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh. Ngoài ra, thiết kế của Google Glass được cho là khá kỳ lạ và không hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Điều này cũng là nguyên nhân làm mất cơ hội tồn tại của sản phẩm.

Nguyên nhân thứ 3 là sự lo ngại về vấn đề riêng tư

Khi nhiều người cảm thấy khó chịu khi biết ai đó đeo một thiết bị có thể chụp ảnh hoặc quay video họ mà họ không hề biết hoặc không đồng ý. Camera của Google Glass được gắn công khai lộ liễu khiến mọi người cảm thấy lo ngại, đến mức, một số địa phương tại Mỹ ra điều luật cấm sử dụng Google Glass tại các địa điểm công cộng và trong lúc lái xe. 

Nguyên nhân cuối cùng là thời gian pin khi sử dụng đáng thất vọng 

Pin của Google Glass khiến người dùng cảm thấy thất vọng khi chỉ kéo dài tối đa 4 giờ, thời lượng sử dụng quá ngắn và sau đó nó sẽ trở nên vô dụng cho đến khi bạn sạc đầy. Ai mà có thời gian cứ 3 tiếng đi sạc kính một lần cơ chứ!

Chính sự bất chấp sự cường điệu và phấn khích xung quanh việc phát hành, Google Glass đơn giản là không đáp ứng được kỳ vọng của NTD và trở thành một phế phẩm trên thị trường khi thực tế không có bất kỳ công nghệ nào mới trong một thiết kế xấu ỉn, bất tiện và quá đắt đỏ. 

Xem thêm các khủng hoảng thương hiệu khác:

  1. 3 ví dụ về giải quyết khủng hoảng truyền thông tốt nhất.
  2. 6 lý do khiến Nokia sụp đổ

MAG tổng hợp